Chơi bói chén, cầu cơ trên mạng

( Kênh 212) - Nhiều người đổ xô đăng tải, hướng dẫn trò cầu cơ, thực hiện cầu cơ thể hiện sự khủng hoảng về niềm tin trầm trọng. Cầu cơ hay thực hiện các trò mê tín dị đoan làm cho người tham gia tuyệt vọng, đánh mất niềm tin vào bản thân, thể hiện sự yếu đuối trong niềm tin tâm linh, biến nó thành niềm tin mê tín, dẫn đến những hệ quả khó lường về tâm lý. Những trò chơi tâm linh kiểu như cầu cơ, dễ khiến người chơi rơi vào cảnh tinh thần rối loạn, lo lắng, tâm hồn bất an. Lâu ngày, những biểu hiện trên sẽ khiến người chơi bị các bệnh tâm lý như rối loạn tâm lý, trầm cảm, thậm chí phát điên..

Sau trào lưu dạy nhau chơi ngải cầu tài, cầu lộc, thế giới mạng lại phổ biến trò cầu cơ, bói chén, phục vụ ảo vọng kiếm tìm vận may từ niềm tin mê tín.

Bằng các hướng dẫn trực tuyến, trào lưu dạy cầu cơ, bói chén từ thế giới ảo tràn ra thế giới thực, ru tâm hồn người chơi vào niềm tin mê tín dị đoan, rơi vào trạng thái hoang tưởng, đánh mất lý trí, phát điên,...

Lên mạng học cách… “gọi hồn”


Song song với trò chơi ngải, làm ngải, thú vui mang màu sắc mê tín, dị đoan, cầu cơ cũng được cư dân mạng đăng tải, trao đổi, hướng dẫn. Bỏ qua những hệ lụy đáng sợ, số lượng người tìm kiếm thông tin dạy cách cầu cơ trên các diễn đàn mạng vẫn không suy giảm. Trên những diễn đàn, trang mạng cá nhân, blog của mình, nhiều cư dân mạng công khai đăng tải cách cầu cơ từ các nguyên tắc cầu đến những bài khấn gọi hồn, khấn quỷ,... Các tài khoản như trên tin rằng, cầu cơ có thể giúp người chơi giải quyết được những công việc, ước vọng mà họ khó có thể hoàn thành.

Để thu hút, thuyết phục người xem, người đọc, các chủ diễn đàn, trang mạng đưa ra những kinh nghiệm cầu cơ thành công cũng như hiệu quả đáng mơ ước từ trò chơi ma mị nói trên.

Tài khoản “dungtuyen1281” trên trang dungtuyen.blog... cho biết: “Cầu cơ là trò chơi tồn tại hơn 120 năm rồi. Nó xuất xứ ở Mỹ nhưng nổi tiếng khắp thế giới. Khi cầu cơ, chúng ta có thể gọi được các linh hồn, thần thánh, ma quỷ. Chính những linh hồn đó sẽ nhập vào người chơi và cho họ biết về tương lai, quá khứ, hiện thực của họ”.

Ngoài cách “dẫn đề” khiêm tốn như trên, nhiều tài khoản còn giới thiệu những kinh nghiệm, kết quả bất ngờ từ việc cầu cơ.

Tài khoản “daycaucoxinso”, trên trang cá nhân cho biết: “Cầu cơ đối với người mới chơi thì rất đáng sợ nhưng khi hiểu rồi thì hết sức kỳ diệu. Bản thân mình từng cùng nhóm bạn cầu cơ nhiều lần khi còn là sinh viên. Sau khi thắp nhang, đọc bài khấn, mình đã chứng kiến những điều kỳ diệu, nhiệm màu. Quan trọng hơn, khi xin số từ những lần cầu cơ, dù ghi đề hay chơi vé số mình đều trúng cả”. Sau những lời “mở đề huyền bí, các “thầy, cô” dạy cầu cơ công khai hướng dẫn cách thực hiện một buổi cầu cơ đầy ma mị.

Theo đó, để thực hiện một buổi cầu cơ, người chơi cần làm một chiếc bàn cầu cơ theo chuẩn của người sáng chế từ những năm 1910 -1920, một tờ giấy A4, đồng tiền cắc hay một miếng ván đóng hòm cắt hình trái tim và đọc “thần chú”.

Cũng theo tài khoản này, khi chơi cầu cơ, người chơi buộc phải chọn giờ khuya cũng như địa điểm hoang vắng như nhà hoang, nghĩa trang, mộ người vừa chết...

Hoảng loạn, phát điên... vì trò chơi mê tín

Từ một trò chơi đơn thuần dựa trên yếu tố tâm linh, cầu cơ dần biến tướng trở thành niềm tin mê tín, cứu cánh cho một bộ phận người dân. Ghi nhận thực tế, từ thế giới ảo, các bài hướng dẫn, kinh nghiệm cầu cơ đã tràn sang thế giới thực, lôi kéo nhiều thành phần người dân tham gia. Theo đó, cầu cơ trở thành sự lựa chọn đầu tiên cho thành phần chơi xổ số, ghi đề, những người đồng bóng. Đáng nói hơn, cầu cơ cũng xuất hiện trong thế giới học sinh, sinh viên.


Theo anh H., trò cầu cơ xin số, hỏi tương lai, quá khứ thường được nhóm người mê tín thực hiện trong khoảng thời gian từ 12h khuya đến 3h sáng. Đây là khoảng thời gian vắng vẻ, nên việc chứng kiến những hành động mê tín, ma mị tại nghĩa địa khiến nhiều người hoảng loạn.Tại các nghĩa trang, khu vực xảy ra nhiều tai nạn giao thông, hiện tượng cầu cơ cũng diễn ra tấp nập. Chị B.T.N. (ngụ xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh) chia sẻ: “Ở xã, nhiều gia đình vẫn chôn cất người quá cố trong khuôn viên đất nhà mình, hình thành những nhóm nghĩa địa tự phát. Phía sau nhà tôi cũng có một khu mồ mả, nên trở thành địa điểm cầu cơ của những người mê tín. Nhiều lần tôi giật thót tim, hoảng loạn khi vô tình thấy nhóm người ngồi vây quanh một ngôi mộ, đốt nhang, rầm rầm khấn cầu hồn”. Cùng chịu cảnh trên, gia đình anh N.T.H. (47 tuổi, ngụ P.Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCM) khẳng định: “Nhà tôi sát nghĩa trang nên việc chứng kiến người ta cầu cơ là chuyện thường ngày. Thậm chí, ngay cả những khu vực thường xuyên hay vừa xảy ra tai nạn giao thông có người chết, khuya về cũng có nhóm người tổ chức cầu cơ”.

Đáng nói, cầu cơ được các nhà tâm lý, xã hội đánh giá không chỉ đem lại nỗi sợ cho người vô tình chứng kiến, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người thực hiện. Các chuyên gia cho biết, cầu cơ thuộc về vấn đề tâm linh, mê tín nên ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần, tâm lý của người thực hiện.

Cụ thể hơn, những người từng chơi, hiểu về trò cầu cơ, bói chén khẳng định, đây là hành động hết sức nguy hiểm, có thể khiến người chơi nghiện và mắc các bệnh tâm lý.

Thông qua các diễn đàn, không ít người đã liên tục đưa ra các khuyến cáo sự nguy hiểm của trò chơi tâm linh nói trên bằng cách công khai vô số người thật, việc thật.

Trên trang cá nhân, tài khoản “Luuvinhhai” khuyến cáo: “Cầu cơ rất nguy hiểm, những ai không biết không nên tham gia. Tôi là nạn nhân thứ ba trong gia đình từ trò tâm linh này. Khi cầu, tôi đã hỏi xem mình sống được bao nhiêu tuổi. Không ngờ cơ chạy vào con số 18. Tôi lặp lại nhiều lần và vẫn cùng kết quả. Sau lần đó, ám ảnh chết ở tuổi 18 luôn đeo đuổi tôi khiến tôi phải vào viện điều trị tâm thần, hội chứng rối loạn tâm lý và trầm cảm. Không may mắn như tôi, nhiều người đang phải sống ở nhà thương điên vĩnh viễn”.

Theo doisongphapluat.com
Các tìm kiếm liên quan đến bói chén, cầu cơ
giải thích hiện tượng bói chén
bói chén nguy hiểm
hướng dẫn bói chén
clip bói chén
cách bói chén
bói chén có đúng không
sự thật về bói chén
bói chén như thế nào
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét